Lựa chọn ngôn ngữ: Vietnamese English


(QBVMT - 20/4/2015) - [GMT+7]

Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu


Một trong những HTXL nước thải được nhận nguồn vốn hỗ trợ từ Quỹ
Bà Rịa Vũng Tàu là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh. Việc đẩy mạnh hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí và hình thành các khu công nghiệp, cụm CN-TTCN trên địa bàn tỉnh đã làm phát sinh nhiều loại chất thải. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa và phát triển du lịch đã gây ra ô nhiễm môi trường của tỉnh.
 
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có nhiều đơn vị cùng tham gia hỗ trợ tài chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như: Sở Khoa học & Công nghệ tài trợ không hoàn lại đối với các dự án bảo vệ môi trường với mức tài trợ tối đa 300 triệu/dự án, Trung tâm Khuyến công & Tư vấn phát triển công nghiệp – trực thuộc Sở Công Thương tham gia tài trợ không hoàn lại cho các doanh nghiệp thực hiện dự án nâng cấp hệ thống xử lý môi trường với mức tài trợ từ 300 triệu đồng – tỷ đồng /dự án; Quỹ Đầu tư & Phát triển mới đi vào hoạt động tham gia cho vay tài trợ dự án bảo vệ môi trường. Chính từ những hỗ trợ này đã và đang gây ảnh hưởng đến hiệu quả công tác hoạt động cho vay tại Quỹ, do đa số các dự án xử lý môi trường nằm trong khu công nghiệp đều không thuộc tiêu chí cho vay, hiện nay tại Quỹ, các dự án nhỏ (thường khó khăn về tài sản thế chấp, nguồn lực tài chính...) chọn giải pháp nhận nguồn tài trợ trực tiếp từ các đơn vị trên mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho chủ dự án so với việc tiếp cận từ nguồn vốn vay tại Quỹ.

Thực tế cho thấy, hiệu quả từ hoạt động cho vay qua các năm chưa cao, đây cũng là bài toán mà lãnh đạo của địa phương đã và đang đặt ra cho tập thể cán bộ công chức, viên chức của Quỹ tìm ra đáp án cho đơn vị.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công ban đầu, công tác hỗ trợ tài chính vẫn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn.

Với những thách thức về công tác bảo vệ môi trường, Quỹ Bảo vệ môi trường đề xuất 04 giải pháp nhằm nâng cao vai trò hoạt động, phát huy hiệu quả nguồn vốn cho vay ưu đãi, cụ thể:

Thứ nhất, cần xem xét mở rộng đối tượng cho vay trong lĩnh vực thuộc các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bao gồm: Đầu tư máy móc, thiết bị phương tiện, Dụng cụ vật liệu sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế để xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường, Công nghệ sản xuất sạch hơn, Tiết kiệm năng lượng thân thiện môi trường.
 
Thứ hai, cần quy định thống nhất áp dụng mức lãi suất ưu đãi chung cho tất cả Quỹ Bảo vệ môi trường của các địa phương. Hiện nay, các tỉnh không đồng bộ trong việc áp lãi suất ưu đãi đối với các dự án bảo vệ môi trường.

Thứ ba, Quỹ là đơn vị sự nghiệp có thu nhưng thực tế qua các năm đều không được sử dụng các nguồn thu tài chính, các khoản chi hoạt động được Sở Tài chính địa phương thẩm định và được giao dự toán chi thường xuyên hàng năm từ nguồn NSNN. Hiện tại, Quỹ chưa xác định được cụ thể mô hình hoạt động (về cơ chế tài chính) nên có cơ chế thống nhất áp dụng chung và quy định rõ mô hình hoạt động theo hướng đơn vị tự chủ tự đảm bảo 100% kinh phí hoạt động cho tất cả các Quỹ từ Trung ương đến địa phương, từ đó tạo điều kiện ổn định và thuận lợi hơn trong công tác quản lý điều hành hoạt động Quỹ.

Thứ tư, Quỹ BVMT Việt Nam nên thường xuyên tổ chức các buổi Hội thảo, Hội nghị... từ đó tạo thêm mối liên kết giữa Quỹ BVMT nhằm giao lưu học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ hơn hết là chia sẻ kinh nghiệm để cùng chung tay phục vụ tốt hơn công tác bảo vệ môi trường của từng địa phương./.          




        

Đăng Kỳ

TIN KHÁC
Trang:   1  [ 2 ]  [ 3 ]  [ 4 ]  [ 5 ]  [ 6 ]  [ 7 ]  [ 8 ]  [ 9 ]  [ 10 ]    >   >>  
Remember?