Lựa chọn ngôn ngữ: Vietnamese English

* Căn cứ pháp lý

Quyết định số 2458/QĐ-UBND ngày 28/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu;

Quyết định 726/QĐ-UBND ngày 16/4/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu;

Quyết định 106/QĐ-HĐQL ngày 25/9/2012 của Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc ban hành Quy định tiêu chí xét chọn, lĩnh vực ưu tiên cho chương trình, dự án đầu tư được hỗ trợ tài chính giai đoạn 2012-2015 của Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu;

Quyết định số 107/QĐ-HĐQL ngày 25/9/2012 của Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc ban hành Quy chế cho vay lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, tài trợ, đồng tài trợ và nhận ủy thác cho vay của Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu;

Quyết định số 84/QĐ-HĐQL ngày 15/7/2016 của Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường về việc Ban hành quy định lĩnh vực ưu tiên, tiêu chí lựa chọn hỗ trợ tài chính đầu tư bảo vệ môi trường; các nội dung ưu tiên tài trợ của Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2016-2018;

Công văn số 06/HĐQL-VP ngày 14/01/2020 của Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường về việc quy định lĩnh vực ưu tiên, tiêu chí lựa chọn hỗ trợ tài chính, tài trợ của Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

* Đối tượng cho vay

Đối tượng được cho vay với lãi suất ưu đãi từ Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là các tổ chức, cá nhân thực hiện các chương trình, dự án hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nhằm phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường và bảo vệ môi trườngtrên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

* Điều kiện vay: 

Quỹ xem xét và quyết định cho vay khi chủ dự án vay vốn có đủ điều kiện sau đây:

1. Thuộc đối tượng được vay với lãi suất ưu đãi;

2. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; 

3. Dự án của chủ đầu tư đã hoàn thành thủ tục đầu tư và xây dựng theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng;

4. Hồ sơ vay vốn được Quỹ thẩm định và chấp nhận;

5. Có khả năng tài chính và khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết ghi tại hồ sơ đề nghị hỗ trợ tài chính;

6. Phải bảo đảm nguồn vốn đối ứng tham gia đầu tư theo đúng tiến độ đã xác định trong hồ sơ đề nghị hỗ trợ tài chính;

7. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay:

- Chủ dự án vay vốn phải dùng tài sản là động sản, bất động sản, chứng từ có giá thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm tiền vay bằng hình thức cầm cố, thế chấp tại Quỹ hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Quỹ Bảo vệ môi trường ưu tiên xét duyệt, giải ngân các chương trình, dự án bảo vệ môi trường xin hỗ trợ tài chính có chứng thư bảo lãnh của Ngân hàng để bảo đảm tiền vay hoặc có sự tham gia hợp vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

- Quá trình thực hiện bảo lãnh theo qui định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng.

- Trình tự và thủ tục bảo đảm tiền vay, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay và quy định của Quỹ.

Lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ tài chính giai đoạn 2019-2021 (xếp theo thứ tự ưu tiên)

  • Đầu tư xử lý nước thải trong chế biến thủy sản;
  • Đầu tư xử lý chất thải trong ngành chăn nuôi, chế biến nông sản, gia súc, gia cầm;
  • Đầu tư xử lý nước thải của các nhà hàng và các cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ);
  • Đầu tư xử lý chất thải công nghiệp, xử lý chất thải trong làng nghề;
  • Xã hội hóa thu gom rác thải; xử lý rác thải sinh hoạt;
  • Đầu tư triển khai công nghệ sạch, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng, sản xuất các sản phẩm bảo vệ môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường gắn nhãn xanh Việt Nam; sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận;
  • Di dời, chuyển đổi hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm môi trường;
  • Sản xuất, nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện chuyên dùng sử dụng trực tiếp trong việc: thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; quan trắc và phân tích môi trường; sản xuất năng lượng tái tạo; xử lý ô nhiễm môi trường; ứng phó, xử lý sự cố môi trường;
  • Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở thân thiện với môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận nhãn sinh thái.

* Tiêu chí xét duyệt dự án

  • Tiêu chí 1: Tính cấp thiết và hiệu quả bảo vệ môi trường;
  • Tiêu chí 2: Tính kinh tế và khả năng trả nợ;
  • Tiêu chí 3: quy mô và tính đặc thù;
  • Tiêu chí 4: Tính nhân rộng, bền vững.
  • Tiêu chí 5: Ưu thế áp dụng công nghệ tiên tiến phù hợp, đặc biệt là công nghệ trong nước.
  • Tiêu chí 6: Phục vụ trực tiếp các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường.

* Hồ sơ đăng ký gồm:

a. Hồ sơ về dự án xin vay vốn:

  • Giấy đề nghị hỗ trợ tài chính (Theo mẫu);
  • Dự án đầu tư bảo vệ môi trường (Bản vẽ kỹ thuật, thuyết minh dự án, dự toán xây dựng chi tiết và báo giá thiết bị);
  • Hợp đồng kinh tế (giữa chủ dự án và đơn vị tư vấn lập dự án, thiết kế và thi công công trình nếu chủ dự án không có khả năng tự thực hiện);
  • Quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo qui định của pháp luật;
  • Các tài liệu khác liên quan đến dự án.

b. Hồ sơ pháp lý:

  • Quyết định thành lập/ Giấy phép đầu tư/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy phép hành nghề;
  • Điều lệ hoạt động (nếu có);
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc hoặc người đại diện theo pháp luật, kế toán trưởng.

c. Hồ sơ tài chính:

  • Báo cáo tài chính của năm trước liền kề và các quý gần nhất đã được kiểm toán hoặc được cơ quan thuế xác nhận đối với đơn vị đang hoạt động (Đối với đơn vị hoạt động dưới một năm thì phải có báo cáo tài chính các quý gần nhất và chủ dự án chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với báo cáo tài chính do đơn vị tự lập. Đơn vị mới thành lập không yêu cầu nộp báo cáo tài chính);
  • Kế hoạch sản xuất kinh doanh.

d. Hồ sơ bảo đảm tiền vay – đáp ứng một trong hai điều kiện sau:

  • Tài sản thế chấp, cầm cố và các tài liệu chứng minh quyền sở hữu, được phép giao dịch, giấy chứng nhận bảo hiểm (đối với tài sản phải bảo hiểm theo quy định của pháp luật) và không có tranh chấp;
  • Thư cam kết bảo lãnh của ngân hàng hoặc các tài liệu liên quan đến hồ sơ bảo lãnh của bên thứ ba.

Quy trình tiếp nhận, xét duyệt hỗ trợ tài chính