Lựa chọn ngôn ngữ: Vietnamese English


(QBVMT - 22/11/2014) - [GMT+7]

Kết quả chương trình khảo sát nhu cầu vay vốn đầu tư dự án bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2014


Nhằm có cơ sở tổng hợp các đối tượng không nằm trong tiêu chí xét chọn trình Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt mở rộng tiêu chí xét chọn cho vay trong thời gian tới. Tháng 10/2014, Quỹ đã thực hiện xong chương trình khảo sát nhu cầu vay vốn đầu tư dự án bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Kết quả thu được từ chương trình khảo sát có thể điểm qua một số thông tin cơ bản như: Thu được 280 phiếu thuộc các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ kinh doanh dịch du lịch, chế biến thực phẩm, nông hải sản, mủ cau su,may mặc, sản xuất nước đá, nước uống đóng chai, kinh doanh ngư cá lưới, chăn nuôi gia súc, giết mổ, một số ngành nghề sản xuất công nghiệp… thuộc địa bàn tỉnh. Các đối tượng khảo sát chủ yếu là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ với quy mô hộ kinh doanh cá thể chiếm 36.23%; chiếm tỷ lệ 30.43%; doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ 19.93%; Công ty Cổ phần chiếm tỷ lệ 12.68%; Công ty hợp danh chiếm 0.72%. Về vốn điều lệ dưới 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng có 73 cơ sở, doanh nghiệp chiếm 27.97%. Từ 500 triệu đồng – 1 tỷ đồng có 27 cơ sở, doanh nghiệp chiếm 10.34%. Từ 01 tỷ đồng – 5 tỷ đồng có 79 cơ sở, doanh nghiệp chiếm 30.27%. Từ 5 tỷ đồng – 10 tỷ đồng có 34 cơ sở, doanh nghiệp chiếm 13.03%. Trên 10 tỷ đồng có 48 cơ sở, doanh nghiệp chiếm 18.39%.


Viên chức Quỹ khảo sát tại Long Cung Resort, đại diện doanh nghiệp điền phiếu khảo sát.
(Ảnh: Hồng Ly)

Thông tin về lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chiếm khoảng 13.369 lao động/280 cơ sở, doanh nghiệp. Do phần lớn hoạt động theo quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình, máy móc thiết bị còn thô sơ nên đa phần là thành phần lao động phổ thông. Qua kết quả khảo sát cho thấy số lao động qua đào tạo chiếm tỷ trọng thấp đạt 20%, tỷ lệ trên phản ánh mặt hạn chế trong hoạt động của các đối tượng khảo sát. Sản phẩm chủ yếu tiêu thụ tại thị trường địa phương, khoảng 20% doanh nghiệp có sản phẩm dùng để xuất khẩu nhưng chủ yếu dưới dạng nguyên liệu thô như mủ cao su, giấy, gỗ, hồ tiêu, thủy sản,… mức độ quan tâm của các cơ sở, doanh nghiệp để tăng chất lượng sản phẩm nói riêng cũng như góp phần tăng giá trị xuất khẩu tạo kim ngạch xuất khẩu cho địa phương vẫn còn hạn chế. Nhằm khắc phục tình trạng này, ngoài nỗ lực phấn đấu của doanh nghiệp, phụ thuộc nhiều vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là chính sách hỗ trợ trong công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh. Về công nghệ do vốn còn rất hạn hẹp, việc đầu tư công nghệ, trang thiết bị phục vụ sản xuất còn nhiều hạn chế, có khoảng 203 cơ sở, doanh nghiệp sử dụng công nghệ trong nước sản xuất chiếm 72.50%; 14 cơ sở, doanh nghiệp sử dụng máy móc cũ, chắp vá, thiếu đồng bộ chiếm tỷ lệ 5% và 43 doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại của các nước tiên tiến như: Mỹ, Nhật,… chiếm tỷ lệ 15.36%. Việc sử dụng công nghệ lạc hậu gây lãng pí nguồn nguyên liệu đầu vào, giảm giá trị gia tăng của sản phẩm, đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường như: xả thải, tiếng ồn,… Thông tin về dự án bảo vệ môi trường được biết hiện tại các ngành Chăn nuôi heo, chế biến thực phẩm (Bún, bánh phở, hủ tiếu) chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể, do vốn thấp, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ trong phạm vi trong địa bàn, chưa có vốn để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Ngoài ra, một số DNTN kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thực phẩm họ có ý thức bảo vệ môi trường nhưng do các yếu tố khách quan như: Mặt bằng thuê, thị trường tiêu thụ không ổn định, vốn ít nên rất khó trong việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải.

Việc tiếp cận từ nguồn hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước các cơ sở nhận được sự hỗ trợ từ cơ quan nhà nước còn khá ít, chỉ khoảng 51/280 cơ sở, doanh nghiệp nhận được hỗ trợ chiếm 18.21%; trong khi có đến 229 cơ sở, doanh nghiệp chưa nhận được sự hỗ trợ chiếm tỷ lệ khá cao 81.79%.

Đa phần các doanh nghiệp thuộc đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, rất nhạy cảm với biến động của nền kinh tế trong nước cũng như ngoài nước. Chính vì vậy, công tác hỗ trợ cho các đối tượng này là việc làm hết sức cần thiết trong điều kiện kinh tế hiện nay nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Được biết, nhu cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh là khá lớn, con số mà các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu vay khoảng 107 tỷ đồng, khi tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp nhiều đơn vị thực sự muốn tiếp cận vốn vay nhưng những trở ngại về thủ tục (tính pháp lý dự án), tài sản thế chấp và quan ngại về thời gian giải quyết hồ sơ. Để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động, Quỹ đề xuất HĐQL quan tâm xem xét tháo gỡ các vướng mắc trên, xem xét thí điểm cho vay tín chấp đối với các dự án có tính khả thi cao về mặt bảo vệ môi trường. Thông qua chương trình khảo sát, Quỹ kiến nghệ các cơ quan ban ngành xem xét, tham mưu trình UBND tỉnh ban hành các chính sách hỗ trợ từ Quỹ Bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình hiện tại nhằm giảm thiểu tối đa hiện trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh.



Hồng Hương

TIN KHÁC
Trang:   1  [ 2 ]  [ 3 ]  [ 4 ]  [ 5 ]  [ 6 ]  [ 7 ]  [ 8 ]  [ 9 ]  [ 10 ]    >   >>  
Remember?